Đến ngày hôm này ngày 13/9, dịch tả lợn châu Phi đã lan đến tỉnh thành mới tại phía Nam. Chính là tỉnh Bình Phước.
Truyền thông trong nước dẫn xác nhận của Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Phước về tình trạng dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại hộ gia đình chăn nuôi lợn tại khu phố Tân Liên, thị trấn tân Phú, huyện Đồng Phú.
Chủ hộ chăn nuôi trình báo là vào ngày 6 tháng 5, gia đình thấy đàn lợn có dấu hiệu bệnh nên báo cho Trung tâm Thú Y địa phương. Đến trưa ngày 8 tháng 5, hơn phân nửa số lợn bệnh chết.
Do dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, nên tại phiên họp kinh tế- xã hội thường kỳ vào sáng ngày 10 tháng 5, Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hồ Chí Minh ra cảnh báo về khả năng dịch bệnh có thể xảy ra tại thành phố đông dân nhất Việt Nam này.
Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn TPHCM, Ông Trần Ngọc Hồ, cho biết lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành thiết lập kênh thông tin với các tỉnh lân cận để chia sẻ thông tin về dịch ngay lập tức và chính xác.
Các đơn vị thống nhất mọi biện pháp ngăn ngừa, tăng cường kiểm soát ở các cửa ngõ ra vào thành phố, đặc biệt khu vực giáp ranh tỉnh Đồng Nai vì có đến 40%- 50% lượng thịt heo tiêu thụ ở Sài Gòn là do Đồng Nai cung cấp.
Mạng báo Dân Việt nêu câu hỏi ‘vỡ trận dịch tả lợn Châu Phi, liệu có phải Cục Thú Y đang ‘giấu’ dịch?’
Thống kê mới nhất cho thấy tính đến ngày 18 tháng 4, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại hơn 130 huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mạng báo Dân Việt nhận định đây là đại dịch lớn nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam tính đến lúc này.
Tính đến hôm nay 13/05/2019, gần 10.000 con lợn bị tiêu hủy tại Việt Nam vì dịch tả Châu Phi. Hiện cơ quan thú y tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi và hạn chế tối đa dịch lây lan.
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut gây ra trên lợn. Lợn bị bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng dẫn đến tử vong. Hiện chưa có vacxin phòng bệnh.
Truyền thông trong nước dẫn xác nhận của Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Phước về tình trạng dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại hộ gia đình chăn nuôi lợn tại khu phố Tân Liên, thị trấn tân Phú, huyện Đồng Phú.
Chủ hộ chăn nuôi trình báo là vào ngày 6 tháng 5, gia đình thấy đàn lợn có dấu hiệu bệnh nên báo cho Trung tâm Thú Y địa phương. Đến trưa ngày 8 tháng 5, hơn phân nửa số lợn bệnh chết.
Do dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, nên tại phiên họp kinh tế- xã hội thường kỳ vào sáng ngày 10 tháng 5, Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hồ Chí Minh ra cảnh báo về khả năng dịch bệnh có thể xảy ra tại thành phố đông dân nhất Việt Nam này.
Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn TPHCM, Ông Trần Ngọc Hồ, cho biết lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành thiết lập kênh thông tin với các tỉnh lân cận để chia sẻ thông tin về dịch ngay lập tức và chính xác.
Các đơn vị thống nhất mọi biện pháp ngăn ngừa, tăng cường kiểm soát ở các cửa ngõ ra vào thành phố, đặc biệt khu vực giáp ranh tỉnh Đồng Nai vì có đến 40%- 50% lượng thịt heo tiêu thụ ở Sài Gòn là do Đồng Nai cung cấp.
Mạng báo Dân Việt nêu câu hỏi ‘vỡ trận dịch tả lợn Châu Phi, liệu có phải Cục Thú Y đang ‘giấu’ dịch?’
Thống kê mới nhất cho thấy tính đến ngày 18 tháng 4, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại hơn 130 huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mạng báo Dân Việt nhận định đây là đại dịch lớn nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam tính đến lúc này.
Tính đến hôm nay 13/05/2019, gần 10.000 con lợn bị tiêu hủy tại Việt Nam vì dịch tả Châu Phi. Hiện cơ quan thú y tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi và hạn chế tối đa dịch lây lan.
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut gây ra trên lợn. Lợn bị bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng dẫn đến tử vong. Hiện chưa có vacxin phòng bệnh.