Hiện nay, ở các tỉnh khu vực phía Bắc đang trong giai đoạn giao mùa giữa mùa xuân sang mùa hè. Với kiểu thời tiết mưa phùn, nhiệt độ biến đổi mạnh, độ ẩm không khí cao làm cho sức đề kháng vật nuôi suy giảm. Đây là điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh bùng phát trên đàn vật nuôi.
Tại thời điểm này rất dễ bùng phát dịch cúm gia cầm. Cùng thời điểm năm 2018, trên cả nước xảy ra 4 ổ dịch cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N6 gây ra tại TP Hải Phòng và Nghệ An. Tổng số gia cầm mắc bệnh tại các địa phương là 13.125 con. Vì vậy, các hộ chăn nuôi phải chú ý chăm sóc và vệ sinh chuồng trại đúng cách để tránh những thiệt hại đáng tiếc do dịch bệnh gây ra.
1. Một số biểu hiện của bệnh cúm gia cầm:
Khi bị bệnh, gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, chim…) thường có biểu hiện ăn ít hoặc ngừng ăn; mắt lờ đờ, chảy nước mắt, lông xù lên và đứng túm tụm thành một chỗ; những phần da không có lông bị tím tái, chân bị xuất huyết. Bên cạnh đó, gia cầm còn bị đi ngoài phân lỏng hoặc thậm chí bị co giật.
Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày. Virus cúm gia cầm dễ dàng phát tán ra môi trường qua chất thải của gia cầm bệnh; dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống chứa mầm bệnh hoặc truyền từ nơi này đến nơi khác trong quá trình vận chuyển gia cầm bệnh hoặc mang mầm bệnh.
Biểu hiện của gia câm mắc bệnh cúm là lông xù lên, đứng tụm lại 1 chỗ, da tím…
2. Một số biện pháp phòng tránh cúm gia cầm:
Nên mua con giống ở những cơ sở giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không có bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thực hiện nuôi nhốt cách ly ít nhất 2 tuần; chuồng nuôi phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, dễ vệ sinh khử trùng tiêu độc; sân thả gia cầm phải khô ráo sạch sẽ, có tường bao quanh. Định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi (1 lần/tuần) bằng các loại hóa chất như: cloramin, HanIodine, benkocid và vôi bột...; Phân, chất độn chuồng cần được thu gom và ủ với vôi bột trước khi sử dụng… Ngoài ra, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia cầm theo quy trình chăn nuôi, đặc biệt là vắc-xin cúm gia cầm…
Tiêm vacxin và khử trùng chuồng trại để phòng tránh cúm gia cầm
3. Một số biện pháp phòng tránh cúm gia cầm lây lan sang người:
- Thường xuyên vệ sinh môi trường như tẩy uế chuồng trại nuôi gia cầm mắc dịch, phun thuốc cloramin B xung quanh khu vực nhà ở, thậm chí trong từng gia đình.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa mặt, mũi, chân tay ít nhất 2-3 lần/ngày. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên để nhỏ mũi và súc họng hàng ngày.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh: không ăn tiết canh hoặc thịt các loại gia cầm ốm, bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, phải trang bị bảo hộ, gồm mặt nạ, áo choàng, găng tay, mũ... sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo ngăn ngừa virus xâm nhập.
- Gia đình trong vùng dịch hoặc có người thân nhiễm cúm gia cầm cũng cần vệ sinh nhà cửa. Đồ dùng bệnh nhân phải được ngâm dung dịch tẩy trùng 20 phút, sau đó giặt sạch và phơi khô.
- Đến bệnh viện ngay để khám và điều trị khi có các biểu hiện nghi bị bệnh như: sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau họng, chảy nước mắt, nước mũi, ho...
Tại thời điểm này rất dễ bùng phát dịch cúm gia cầm. Cùng thời điểm năm 2018, trên cả nước xảy ra 4 ổ dịch cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N6 gây ra tại TP Hải Phòng và Nghệ An. Tổng số gia cầm mắc bệnh tại các địa phương là 13.125 con. Vì vậy, các hộ chăn nuôi phải chú ý chăm sóc và vệ sinh chuồng trại đúng cách để tránh những thiệt hại đáng tiếc do dịch bệnh gây ra.
1. Một số biểu hiện của bệnh cúm gia cầm:
Khi bị bệnh, gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, chim…) thường có biểu hiện ăn ít hoặc ngừng ăn; mắt lờ đờ, chảy nước mắt, lông xù lên và đứng túm tụm thành một chỗ; những phần da không có lông bị tím tái, chân bị xuất huyết. Bên cạnh đó, gia cầm còn bị đi ngoài phân lỏng hoặc thậm chí bị co giật.
Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày. Virus cúm gia cầm dễ dàng phát tán ra môi trường qua chất thải của gia cầm bệnh; dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống chứa mầm bệnh hoặc truyền từ nơi này đến nơi khác trong quá trình vận chuyển gia cầm bệnh hoặc mang mầm bệnh.
Biểu hiện của gia câm mắc bệnh cúm là lông xù lên, đứng tụm lại 1 chỗ, da tím…
Nên mua con giống ở những cơ sở giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không có bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thực hiện nuôi nhốt cách ly ít nhất 2 tuần; chuồng nuôi phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, dễ vệ sinh khử trùng tiêu độc; sân thả gia cầm phải khô ráo sạch sẽ, có tường bao quanh. Định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi (1 lần/tuần) bằng các loại hóa chất như: cloramin, HanIodine, benkocid và vôi bột...; Phân, chất độn chuồng cần được thu gom và ủ với vôi bột trước khi sử dụng… Ngoài ra, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia cầm theo quy trình chăn nuôi, đặc biệt là vắc-xin cúm gia cầm…
Tiêm vacxin và khử trùng chuồng trại để phòng tránh cúm gia cầm
- Thường xuyên vệ sinh môi trường như tẩy uế chuồng trại nuôi gia cầm mắc dịch, phun thuốc cloramin B xung quanh khu vực nhà ở, thậm chí trong từng gia đình.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa mặt, mũi, chân tay ít nhất 2-3 lần/ngày. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên để nhỏ mũi và súc họng hàng ngày.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh: không ăn tiết canh hoặc thịt các loại gia cầm ốm, bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, phải trang bị bảo hộ, gồm mặt nạ, áo choàng, găng tay, mũ... sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo ngăn ngừa virus xâm nhập.
- Gia đình trong vùng dịch hoặc có người thân nhiễm cúm gia cầm cũng cần vệ sinh nhà cửa. Đồ dùng bệnh nhân phải được ngâm dung dịch tẩy trùng 20 phút, sau đó giặt sạch và phơi khô.
- Đến bệnh viện ngay để khám và điều trị khi có các biểu hiện nghi bị bệnh như: sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau họng, chảy nước mắt, nước mũi, ho...
Chae Lyn
Các sản phẩm dành cho gà của Hanofeed