Ông bà ta thường có câu: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", trong khi dịch tả châu Phi vẫn đang khó kiểm soát thì việc phòng bệnh cho vật nuôi càng phải được chú trọng
Để phòng bệnh cho lợn, người chăn nuôi cần chủng ngừa các thứ bệnh truyền nhiễm do cực vi trùng và vi khuẩn gây ra như bệnh dịch tả, bệnh toi, bệnh lở mồm long móng … mà nếu vướng phải lợn sẽ chết hàng loạt, vì bệnh lây lan rất nhanh theo diện rộng. Ngoài ra, ta còn phải tạo môi trường sống cho lợn thật tốt như chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, đồng thời cung cấp cho lợn khẩu phần ăn nhiều dinh dưỡng để giúp chúng tăng sức đề kháng, lướt qua được một số bệnh tật thông thường.
Để ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh từ bên trong khu vực nuôi lợn, không gì tốt hơn là thường xuyên đẩy mạnh công tác vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng trại và cả những vật dụng như máng ăn, máng uống, thau, xô, thậm chí đến quốc, xẻng, chổi …
Còn ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào thì cũng có nhiều cách như không dễ dãi để người lạ bên ngoài vào khu chuồng trại. Nếu cần thiết vào thì người đó phải giẫm ngập giày dép của họ lên máng đựng đầy vôi sống để tiêu diệt hết những vi sinh trùng gây bệnh mà người đó vô tình mang theo. Ngoài ra, còn phải triệt để ngăn chặn các loại gia cầm gia súc và các loại thú hoang bên ngoài lai vãng trong khu vực nuôi lợn, vì đó là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cần phải ngăn ngừa. Không nên mua lợn giống về nuôi từ những vùng nghi ngờ đang có dịch bệnh hoành hành. Cần phải tiêm phòng bệnh dịch cho lợn từ sớm để lợn phát triển sức đề kháng cũng như khỏe mạnh trong thời kỳ xảy ra dịch bệnh.
Khi phát giác trong chuồng có lớn bị bệnh này ta nên kịp thời cách ly lợn bệnh nuôi riêng để chữa trị, rồi sát trùng khắp khu vực chuồng trại để tiêu diệt hết mầm bệnh. Đối với lợn chết vì bệnh này ta nên chôn sâu dưới đất giữa hai lớp vôi dày.
Để phòng bệnh cho lợn, người chăn nuôi cần chủng ngừa các thứ bệnh truyền nhiễm do cực vi trùng và vi khuẩn gây ra như bệnh dịch tả, bệnh toi, bệnh lở mồm long móng … mà nếu vướng phải lợn sẽ chết hàng loạt, vì bệnh lây lan rất nhanh theo diện rộng. Ngoài ra, ta còn phải tạo môi trường sống cho lợn thật tốt như chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, đồng thời cung cấp cho lợn khẩu phần ăn nhiều dinh dưỡng để giúp chúng tăng sức đề kháng, lướt qua được một số bệnh tật thông thường.
Để ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh từ bên trong khu vực nuôi lợn, không gì tốt hơn là thường xuyên đẩy mạnh công tác vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng trại và cả những vật dụng như máng ăn, máng uống, thau, xô, thậm chí đến quốc, xẻng, chổi …
Còn ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào thì cũng có nhiều cách như không dễ dãi để người lạ bên ngoài vào khu chuồng trại. Nếu cần thiết vào thì người đó phải giẫm ngập giày dép của họ lên máng đựng đầy vôi sống để tiêu diệt hết những vi sinh trùng gây bệnh mà người đó vô tình mang theo. Ngoài ra, còn phải triệt để ngăn chặn các loại gia cầm gia súc và các loại thú hoang bên ngoài lai vãng trong khu vực nuôi lợn, vì đó là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cần phải ngăn ngừa. Không nên mua lợn giống về nuôi từ những vùng nghi ngờ đang có dịch bệnh hoành hành. Cần phải tiêm phòng bệnh dịch cho lợn từ sớm để lợn phát triển sức đề kháng cũng như khỏe mạnh trong thời kỳ xảy ra dịch bệnh.
Khi phát giác trong chuồng có lớn bị bệnh này ta nên kịp thời cách ly lợn bệnh nuôi riêng để chữa trị, rồi sát trùng khắp khu vực chuồng trại để tiêu diệt hết mầm bệnh. Đối với lợn chết vì bệnh này ta nên chôn sâu dưới đất giữa hai lớp vôi dày.