Cuộc họp thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia súc do ông Phạm Văn Đồng – Cục trưởng Cục Thú y chủ trì đã diễn ra tại Hà Nội. Trong báo cáo, ông Phạm Văn Đồng đã xác nhận cơ quan thú y mới phát hiện ra các ổ dịch tả lợn châu Phi tại 2 tỉnh phía Bắc là Hưng Yên và Thái Bình. Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên đã phát hiện ổ dịch tại hộ chăn nuôi của ông Dương Văn Vũ ở xã Trung Nghĩa và hộ chăn nuôi của ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ). Trên địa bàn tỉnh Thái Bình cũng đã phát hiện dịch bệnh đang bùng phát trên diện rộng tại nhiều hộ chăn nuôi gia súc trong khu vực.
Ông Phạm Văn Đồng - Cục trưởng Cục Thú y xác nhận đã phát hiện dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam.
Hiện tại, Cục Thú y và chính quyền địa phương các tỉnh đang có dịch bệnh đã tổ chức các biện pháp chống dịch, phun thuốc sát trùng liên tục, tổng vệ sinh khu vực có dịch, đường ra vào ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ lợn bệnh, quản lý chặt chẽ việc giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch. Tổ chức rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn 2 tỉnh thành phố trên.
Cũng theo Cục trưởng Cục thú y, khi phát hiện lợn bệnh cần báo lại ngay cho chính quyền, thú y cơ sở để kịp thời xử lý không để lây lan. Bệnh dịch tả lợn châu Phi là dịch bệnh không lây nhiễm và gây bệnh cho con người. Người chăn nuôi và người tiêu dùng không nên hoang mang, tẩy chay các sản phẩm làm từ thịt gia súc. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi cần sớm áp dụng những biện pháp an toàn vệ sinh, tiêm phòng cẩn thận, sử dụng vôi bột rắc khử trùng xung quanh khu vực chăn nuôi.
Về nguyên nhân của dịch bệnh được xác định là do chim di cư mang theo nguồn bệnh, buôn bán và vận chuyển lợn từ các quốc gia đang có dịch. Vì những lợi ích trước mắt, rất nhiều thương lái đã buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ những sản phẩm làm từ lợn chết, lợn bệnh không rõ nguồn gốc. Chính điều này làm bệnh dịch ngày càng khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, việc chăn nuôi tại Việt Nam phần lớn vẫn là nhỏ lẻ, không được thực hiện đầy đủ, đúng quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm; kèm theo đó thời tiết thay đổi thất thường cũng là điều kiện thuận lợi khiến mầm bệnh phát triển và lây lan nhanh chóng.
Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến 18.2, đã ghi nhận có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi với tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy.
Vì vậy, để ngăn chặn được bệnh dịch không chỉ cần đến sự vào cuộc của các cấp chính quyền mà còn cần tới ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân. Tuyệt đối không vận chuyển, tiêu thụ lợn chết, lợn bệnh, lợn không rõ nguồn gốc; báo cho các cơ quan có trách nhiệm khi có lợn chết; thực hiện vệ sinh chuồng trại, sử dụng những sản phẩm đảm bảo chất lượng,….
Ông Phạm Văn Đồng - Cục trưởng Cục Thú y xác nhận đã phát hiện dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam.
Hiện tại, Cục Thú y và chính quyền địa phương các tỉnh đang có dịch bệnh đã tổ chức các biện pháp chống dịch, phun thuốc sát trùng liên tục, tổng vệ sinh khu vực có dịch, đường ra vào ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ lợn bệnh, quản lý chặt chẽ việc giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch. Tổ chức rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn 2 tỉnh thành phố trên.
Cục thú y họp báo thông tin về dịch tả lợn Châu Phi.
Cũng theo Cục trưởng Cục thú y, khi phát hiện lợn bệnh cần báo lại ngay cho chính quyền, thú y cơ sở để kịp thời xử lý không để lây lan. Bệnh dịch tả lợn châu Phi là dịch bệnh không lây nhiễm và gây bệnh cho con người. Người chăn nuôi và người tiêu dùng không nên hoang mang, tẩy chay các sản phẩm làm từ thịt gia súc. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi cần sớm áp dụng những biện pháp an toàn vệ sinh, tiêm phòng cẩn thận, sử dụng vôi bột rắc khử trùng xung quanh khu vực chăn nuôi.
Về nguyên nhân của dịch bệnh được xác định là do chim di cư mang theo nguồn bệnh, buôn bán và vận chuyển lợn từ các quốc gia đang có dịch. Vì những lợi ích trước mắt, rất nhiều thương lái đã buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ những sản phẩm làm từ lợn chết, lợn bệnh không rõ nguồn gốc. Chính điều này làm bệnh dịch ngày càng khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, việc chăn nuôi tại Việt Nam phần lớn vẫn là nhỏ lẻ, không được thực hiện đầy đủ, đúng quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm; kèm theo đó thời tiết thay đổi thất thường cũng là điều kiện thuận lợi khiến mầm bệnh phát triển và lây lan nhanh chóng.
Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến 18.2, đã ghi nhận có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi với tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy.
Vì vậy, để ngăn chặn được bệnh dịch không chỉ cần đến sự vào cuộc của các cấp chính quyền mà còn cần tới ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân. Tuyệt đối không vận chuyển, tiêu thụ lợn chết, lợn bệnh, lợn không rõ nguồn gốc; báo cho các cơ quan có trách nhiệm khi có lợn chết; thực hiện vệ sinh chuồng trại, sử dụng những sản phẩm đảm bảo chất lượng,….