Các sản phẩm từ thịt lợn luôn là một những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của mọi nhà. Thịt lợn luôn xuất hiện trong các bữa cơm từ Bắc vào Nam. Tuy vậy, đợt dịch tả lợn châu Phi vừa rồi đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tiêu thụ các sản phẩm làm từ thịt lợn.
Sức mua tăng, giá không giảm
Trong những ngày vừa qua, dịch tả lợn châu Phi đã có những diễn biến phức tạp và ẩn chứa nhiều nguy cơ lây lan, nhưng tại thị trường Hà Nội, tình hình giết mổ và tiêu thụ lợn thịt vẫn bình thường. Giá bán thịt tại các chợ dân sinh cũng như một số siêu thị tiện ích vẫn không có nhiều thay đổi so với thời gian trước khi dịch bệnh hoành hành.
Thịt lợn được bày bán ở các siêu thị phục vụ cho nhu cầu của người dân
Khi được hỏi ảnh hưởng của dịch tả châu Phi có tác động thế nào đến thị trường lợn thịt những ngày qua, các tiểu thương buôn bán tại chợ cho biết, nhìn chung nguồn lợn thịt lấy từ các cơ sở chế biến trong thành phố không tăng nhiều nhưng vẫn khá đều, sức mua của người tiêu thụ cũng không suy giảm. Giờ người mua cũng là những người thông thái, coi trọng uy tín và chất lượng thịt để sử dụng nên không có cơ sở chế biến thịt lợn nào hám lợi mà thu mua lợn dịch về để cung cấp ra thị trường.
Ngoài các chợ dân sinh, quan sát tại các quán ăn, đặc biệt là tại các quán lòng lợn, cháo lòng ở Hà Nội trong dịp này vẫn đông khách, sức tiêu thụ món “khoái khẩu” này cũng không thuyên giảm.
Một khách hàng chia sẻ: “Thịt lợn năm nào cũng nghe thấy có dịch và các cơ quan chức năng đã can thiệp, xử lý nên người tiêu dùng có nhu cầu vẫn phải mua để sử dụng. Nhiều năm nay gia đình vẫn có thói quen mua thịt tại một quầy duy nhất trong chợ, có những lúc cao điểm của dịch, chợ vẫn không thiếu thịt, gia đình ăn không thấy bị sao nên hoàn toàn tin tưởng về chất lượng thịt cung cấp trong chợ này”. Điều này cho thấy dù thị trường có biến động thì nhu cầu về thực phẩm vẫn là nhu cầu tất yếu của con người. Vì thế, những người chăn nuôi không cần phải quá lo lắng về tình hình thu mua.
Giá thu mua lợn hơi
Nhìn chung, diễn biến dịch thường xảy ra theo mùa, thời tiết từng vùng. Ở miền Bắc sau Tết (mùa hoa xoan) lợn thường bị dịch tả, sang mùa nóng lợn thường bị viêm cầu, tai xanh. Đến mùa lạnh lại có dịch lở mồm, long móng… Biết trước điều này nên các cơ sở phải cân đối, xem xét nhập lợn về chế biến theo từng vùng, phòng tránh những đàn lợn dịch làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, làm mất uy tín của cơ sở. Hiện giá thu mua lợn hơi tại các hộ chăn nuôi dao động trong khoảng 40.000 - 43.000 đồng/kg.
Lợn ăn cám Hanofeed đã đến lúc được xuất chuồng
Hiện tại, dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu ngừng bùng phát. Ngày 9/4 vừa qua, tỉnh Hòa Bình chính thức là tỉnh thành đầu tiên, công bố hết dịch tả lợn Châu Phi. Sắp tới đây sẽ còn nhiều tỉnh thành khác tiếp tục công bô điều này. Đây sẽ là tin vui mở đầu quý 2 thành công cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Điều này sẽ giúp tình hình tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn trở nên nhộn nhịp hơn.
Sức mua tăng, giá không giảm
Trong những ngày vừa qua, dịch tả lợn châu Phi đã có những diễn biến phức tạp và ẩn chứa nhiều nguy cơ lây lan, nhưng tại thị trường Hà Nội, tình hình giết mổ và tiêu thụ lợn thịt vẫn bình thường. Giá bán thịt tại các chợ dân sinh cũng như một số siêu thị tiện ích vẫn không có nhiều thay đổi so với thời gian trước khi dịch bệnh hoành hành.
Thịt lợn được bày bán ở các siêu thị phục vụ cho nhu cầu của người dân
Khi được hỏi ảnh hưởng của dịch tả châu Phi có tác động thế nào đến thị trường lợn thịt những ngày qua, các tiểu thương buôn bán tại chợ cho biết, nhìn chung nguồn lợn thịt lấy từ các cơ sở chế biến trong thành phố không tăng nhiều nhưng vẫn khá đều, sức mua của người tiêu thụ cũng không suy giảm. Giờ người mua cũng là những người thông thái, coi trọng uy tín và chất lượng thịt để sử dụng nên không có cơ sở chế biến thịt lợn nào hám lợi mà thu mua lợn dịch về để cung cấp ra thị trường.
Ngoài các chợ dân sinh, quan sát tại các quán ăn, đặc biệt là tại các quán lòng lợn, cháo lòng ở Hà Nội trong dịp này vẫn đông khách, sức tiêu thụ món “khoái khẩu” này cũng không thuyên giảm.
Một khách hàng chia sẻ: “Thịt lợn năm nào cũng nghe thấy có dịch và các cơ quan chức năng đã can thiệp, xử lý nên người tiêu dùng có nhu cầu vẫn phải mua để sử dụng. Nhiều năm nay gia đình vẫn có thói quen mua thịt tại một quầy duy nhất trong chợ, có những lúc cao điểm của dịch, chợ vẫn không thiếu thịt, gia đình ăn không thấy bị sao nên hoàn toàn tin tưởng về chất lượng thịt cung cấp trong chợ này”. Điều này cho thấy dù thị trường có biến động thì nhu cầu về thực phẩm vẫn là nhu cầu tất yếu của con người. Vì thế, những người chăn nuôi không cần phải quá lo lắng về tình hình thu mua.
Những bàn thịt lợn ngoài chợ dân sinh vẫn buôn bán bình thường
Giá thu mua lợn hơi
Nhìn chung, diễn biến dịch thường xảy ra theo mùa, thời tiết từng vùng. Ở miền Bắc sau Tết (mùa hoa xoan) lợn thường bị dịch tả, sang mùa nóng lợn thường bị viêm cầu, tai xanh. Đến mùa lạnh lại có dịch lở mồm, long móng… Biết trước điều này nên các cơ sở phải cân đối, xem xét nhập lợn về chế biến theo từng vùng, phòng tránh những đàn lợn dịch làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, làm mất uy tín của cơ sở. Hiện giá thu mua lợn hơi tại các hộ chăn nuôi dao động trong khoảng 40.000 - 43.000 đồng/kg.
Lợn ăn cám Hanofeed đã đến lúc được xuất chuồng
Hiện tại, dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu ngừng bùng phát. Ngày 9/4 vừa qua, tỉnh Hòa Bình chính thức là tỉnh thành đầu tiên, công bố hết dịch tả lợn Châu Phi. Sắp tới đây sẽ còn nhiều tỉnh thành khác tiếp tục công bô điều này. Đây sẽ là tin vui mở đầu quý 2 thành công cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Điều này sẽ giúp tình hình tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn trở nên nhộn nhịp hơn.
Mai Linh